Ads (728x90)

Thiết kế website và Marketing 01:21 A+ A- Print Email
9
Ðệm điệu SLOW
MƯA HỒNG (Trịnh Công Sơn)


Trong những bài trước, chúng ta đã bàn về cách đệm những bài nhịp 3 (Valse, Boston) và nhạc cộng đồng - nhịp 2, hôm nay tôi sẽ viết về một lối đệm tổng quát rất thông dụng với các bài nhạc Việt, nhất là để đệm những bài nhạc Trịnh Công Sơn, có tiết điệu Slow du dương.

Ðây là những bài nhạc thuộc nhịp có 2 hay 4 phách và chúng ta sẽ áp dụng lối đệm “nhân 3” nghĩa là sẽ đánh 3 “khảy” cho mỗi phách.  Hãy trở lại với thí dụ đệm bài MƯA HỒNG như sau:

Xem lại bài trước, những hợp âm tay trái trong bài là:

C  Am  F   G7  G7  F  G7  C  G7  G7
C  Am  F  G7  C  G7  C  G7  C  C

C  Am  F  G7  Em  Am  F
Dm  Dm  G7  C  C

C  Am  F  G7  G7  F  G7  Am Dm  G7
C  Am  F  G7  C  G7  C  G7  C  C


Cách đệm chính cho tay mặt:

Bài này có thể đệm toàn bài theo cách căn bản “nhân 3” như sau:

1 (dùng các ngón p – i  - m – a  -  m  -  i )

Hợp âm Do trưởng (C)

Ðếm  1      2      3      4      5      6        
                                                         
E------------------------0------------------
B-----------------1--------- --1------------
G-----------0-----------------------0------
D------------- ------------------------------
A-----3-------------------------------------
E-------------------------------------------

Nói chung thì với mỗi hợp âm, ta sẽ dùng ngón cái để đàn nốt bass mang tên chủ âm, rồi sau đó dùng 3 ngón i,m,a để đàn 3 dây trên


Ðể dạo đàn thì có thể đệm tay mặt theo cách trên và đàn vài hợp âm căn bản như :

1)      C   G7   C

hoặc

2)       C   Am   F   G7

hoặc dùng câu kết

3)     C   Am   F   G7   C    G7   C   G7   C


Sau đó tiếp theo phần chính của bài nhạc :


Trời ươm NẮNG (C) cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
Còn mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm (C)
Mang gió LÊN (G7)        -    (G7)

Người ngồi ÐÓ (C) trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đã BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ (C) như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG (C) nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG (C)     –     (C)


ÐIỆP KHÚC

Này em đã KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)  - (F)
Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đã LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C)  -  (C)

 

Người ngồi XUỐNG (C) mây ngang ÐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Vòng tay ÐÃ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân MÒN (Am)
Trên phiếm DU ( Dm)   -   (G7)

Người ngồi XUỐNG (C) xin mưa ÐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG (C) nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ÐÓ (C) có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ (C)   -  (C)


Sau khi đã nắm vững cách đệm căn bản trên đây, muốn làm cho phần đệm phong phú hơn thì có mấy cách nhỏ sau đây:

1.      Thay đổi cách đệm ở đoạn ÐIỆP KHÚC


Này em đã KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)  - (F)
Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đã LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C)  -  (C)


Vẫn dùng cách “nhân 3” để có 6 “khảy” cho mỗi hợp âm, nhưng nay ta sẽ đàn 4 “khảy” đầu và không đàn 2 “khảy” 5 & 6

Dùng   p  -  p  -  i  -  ma

Ðếm  1      2      3      4      5      6        
                                                         
E------------------------0------------------
B------------------------1-- ----------------
G-----------------0-------------------------
D----------- 2-------------------------------
A-----3-------------------------------------
E-------------------------------------------

(Ghi nhớ:  Hễ mỗi lần hát chữ HOA thì phải nhập với phần đệm đầu mỗi hợp âm, dùng ngón cái)

Hoặc :

Ðánh trải 4 “khảy” bằng ngón cái


Ðếm  1      2      3      4      5      6        
                                                         
E-----0-----0-----0------0------------------
B-----1-----1-----1------1-- ----------------
G-----0-----0-----0------0------------------
D-----2----- 2-----2------2------------------
A-----3-----3-----3------3------------------
E---------------------------------------------


2.      Chạy BASS

Một cách thứ hai thường hay dùng để “thay đổi không khí”  là lối “chạy bass”.  Nói vắn tắt thì khi đệm, ta có thể thay thế “trải” cuối của một hợp âm bằng một nốt “bắt cầu” đưa đến nốt bass của hợp âm kế tiếp.  Nốt bắt cầu này có thể cao hay thấp hơn tùy thuộc vào nốt bass của hợp âm trước.

Thí dụ trong bài Mưa Hồng có 3 hợp âm đi liền nhau :  C  Am  F  thì trước khi qua Am, ta đàn “khảy” 6 của hợp âm trước là nốt “chạy bass” Si (B).   Sau đó trước khi qua hợp âm F , ta “chạy bass” với nốt Sol (G) .

Kết quả sẽ như sau:


Ðếm  1   2   3   4   5   6   1   2   3   4   5   6   1   2   3   4   5   6        
                                                         
E-----------------0---------------------0-------------------------1-----
B-------------1------1--------------1------1-----------------1------1--
G---- -----0---------------------2-------------------------2-------------
D-------- ----------------------------------------------------------------
A-----3----- ------------2---0-------------------------------------------
E--------------- --------------------------------3---1--------------------


Tương tự như vậy, nếu hai hợp âm kế nhau là Am  C  thì nốt “chạy bass” sẽ là Si (B) để khi đàn thì sẽ nghe các nốt bass là A  -  B  -  C  như từng bước thang lên xuống đều đặn rất êm tai.

Sau này khi đàn khá hơn, bạn có thể thử “chạy bass” 2 nốt bằng cách thay thế “khảy” 5 và 6.  Thí dụ từ Am qua C  , thay 2 “khảy” 5 & 6 của Am bằng hai nốt A, B và khi đàn thì sẽ nghe là   A --- A-B-C ----


Cách đệm SLOW này có thể dùng để đệm những bài SLOW ROCK, tuy nhiên nếu muốn nghe cho đúng “mùi” Slow Rock thì phải đàn một “đơn vị” không phải gồm 6 “khảy” mà là 12 “khảy” như sau:

Ðếm  1   2   3    4    5   6    7    8    9   10  11   12   1          
                                                         
E---------0---0---0---0-----------0---0---------------------
B---------1- --1---1---1-----------1---1--------------------
G---------0---0---0---0------ 0----------------------0-------
D--------------------------2----------------1 ---2------------
A-----3------------------------------------------------- -3--
E------------------------------------------------------------
 

Ghi chú
 
Bài này thuộc nhịp 2 ( có 2 phách trong mỗi ô nhịp ) và mình dùng cách " nhân 3 " do đó mỗi nhịp sẽ luôn luôn có 6 "khảy"

Ở đoạn đầu thì mình đàn cả 6 khảy, tuy nhiên khi qua điệp khúc, tuy vẫn khảy 6 lần trong mỗi ô nhịp, thì chỉ đàn 4 "khảy" đầu mà thôi .  Khi đếm qua khảy 5 và 6 thì không đàn ( như có dấu lặng ở 2 khảy này)

Như đã viết, sau tìm ra số phách trong mỗi ô nhịp của 1 bài nhạc , ta có thể chọn 1 trong 3 cách là : nhân 1 , nhân 2, hoặc nhân 3 để tìm ra số phách trong mỗi ô nhịp của bài nhạc này.  Ta có thể đệm bài Mưa Hồng bằng cách " nhân một " , nghĩa là mỗi ô nhịp chỉ cần đánh trải hợp âm 2 lần ( cách này dễ đàn nhất ) .  Khó hơn thì dùng "nhân 2 " và khó hơn nữa là cách "nhân 3".  Sở dĩ bài này tôi đề nghị chọn cách "nhân 3" một phần cũng vì trong bài nhạc có nhiều nhóm 3 nốt (liên ba) cho mỗi phách.

Khi qua điệp khúc thì mình cần thay đổi cách đệm "để thay đổi không khí" .  Muốn đổi qua cách "nhân 2" để đệm đoạn này cũng được, không ai cấm .   Tuy nhiên nếu đệm đoạn đầu "nhân ba" rồi sang đoạn điệp khúc lại "nhân hai" thì bài nhạc sẽ chậm lại.  Thông thường điệp khúc là đoạn "cao điểm", do đó mình phải đệm sao cho dồn dập hơn .  Vì vậy mà tôi đề nghị cách vẫn giữ "nhân 3 " nhưng đánh 4 trải rồi nghỉ 2 trải .  Khi đánh 4 "trải" có thể theo cách p - i - m - am -nghỉ - nghỉ  , hoặc có thể dùng ngón cái khảy toàn hợp âm 4 lần rồi nghỉ - nghỉ


Khi thấy 2 hợp âm ghi liền nhau , như (C) - (C) , thì đây có nghĩa là đến cuối câu nhạc nên ca sĩ ngân dài rồi nghỉ lấy hơi để qua đoạn sau .  Tại đây mình phải đệm thêm 1 ô nhịp với hợp âm thứ nhì đã ghi

Viết thêm về  “chạy bass” :
 
Lấy thí dụ chuỗi 3 hợp âm Am - C - D ( đệm bài House of the Rising Sun) và chú ý tới những nốt đệm của 2 hợp âm Am và C.

Theo cách đệm căn bản thì :
Am sẽ đàn A - A - C - E - C - A  ( dây 5-3-2-1-2-3 )

C sẽ đàn C - G - C - E - C - G    (dây 5-3-2-1-2-3)

Có thể "chạy bass" bằng cách

1) Thay thế "khảy" 6 (nốt A dây 3) bằng nốt B (bấm 2, dây 5)

2) Thay thế "khảy" 5 và 6 nghĩa là đổi 2 nốt C (dây 2) và A (dây 3) ở trên, bằng A (không bấm, dây 5) và B ( bấm 2, dây 5)


 
Ðánh rải hợp âm:
Muốn đánh rải thì có nhiều cách, giản dị nhất là dùng ngón cái hoặc ngón trỏ .  Ngoài ra bạn còn có thể :
a) Dùng ngón cái nắm vào ngón trỏ theo kiểu “quạt trả” .
b) Dùng miếng khảy đàn (mediator) cầm giữa ngón cái & ngón trỏ
c) Dùng 2 ngón trỏ hoặc rasguedo (kỹ thuật flamenco) : đánh trải bằng các ngón út-a-m-i  từ dây 6 đến dây 1 v.v…

Tất cả các cách trên đây đều tùy thuộc vào bài nhạc mình cần đệm.  Chẳng hạn như khi phải đệm cho một nhóm bạn bè hợp ca một bài nhạc hùng như “Nối Vòng Tay Lớn” thì không thể nào dùng lối “finger picking” p-ami v.v… vì tiếng đàn sẽ bị át mất.  Lúc ấy bạn cần đánh rải thật mạnh bằng các cách a,b,hay c trên đây
 


INTRO  :  C -  Am  -  F  -  G7  -  G7

Trời ươm NẮNG (C) cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
Còn mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm (C)
Mang gió LÊN (G7)        -    (G7)

Người ngồi ÐÓ (C) trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đã BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ (C) như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG (C) nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG (C)     –     (C)


ÐIỆP KHÚC

Này em đã KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)  - (F)
Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đã LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C)  -  (C)




Người ngồi XUỐNG (C) mây ngang ÐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Vòng tay ÐÃ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân MÒN (Am)
Trên phiếm DU ( Dm)   -   (G7)

Người ngồi XUỐNG (C) xin mưa ÐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG (C) nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ÐÓ (C) có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ (C)   -  (C)


3)      Câu dạo đàn khác :

Thay vì dùng câu dạo đàn căn bản C – Am – F - G7 – G7 , bạn có thể đổi thành :
C – G – Am – Em – F – G7 - C – C


Bạn cũng có thể dùng chuỗi hợp âm này để kết thúc bài nhạc


4)      Câu dạo đàn độc tấu :

Từ chuỗi hợp âm trên, bạn có thể thêm vào vài nốt giọng chính để biến thành 1 đoạn độc tấu dùng để dạo đàn và kết thúc bài nhạc.

Đăng nhận xét