Đáp án tham khảo
Trích từ: http://kenhdaihoc.com/forum/showthread.php?t=4305
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
KỲ THI TÔT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG NĂM 2012
Môn thi: ĐỊA LÝ – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
KỲ THI TÔT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG NĂM 2012
Môn thi: ĐỊA LÝ – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TÂT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm )
Câu 1. ( 3,0 điểm )
1. Trình bày đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta. Tại sao độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở Miền Nam?
=> Đặc điểm khí hậu
· Tính chất nhiệt đới ẩm:
· Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương
· Nhiệt độ trung bình năm cao: > 20oC, tổng giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/n
· Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
· Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
· Tính chất gió mùa
=> Gió mùa mùa đông:
· Gió mùa ĐB:
· Nguồn gốc là khối KK lạnh xuất phát từ cao áp Xibia vào nước ta hoạt động từ tháng 11 - 4
· Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, gió mùa ĐB càng xuống phía nam càng yếu và kết thúc ở dãy
· Bạch Mã. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
· Gió tín phong ở phía nam: Nguồn gốc từ trung tâm cao áp trên Thái bình dương thổi về xích đạo,
· hướng ĐB. Phạm vị hoạt động từ Đà nẵng trở vào Nam.
=>Gió mùa mùa hè:
· Đầu mùa luồng gió từ Bắc ÂĐD thổi vào: hướng TN gặp dãy Trường Sơn và dãy núi biên
· giới Việt – Lào gây mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng ở
· phía đông. Gió phơn khô nóng tác động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc
· Giữa và cuối mùa hạ luồng gió từ cao áp chí tuyến Nam BC thổi lên theo hướng
TN, gió
· này nóng, ẩm gây mưa nhiều trong cả nước.
=> Đặc điểm đất đai
Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên
Việt Nam.
Có 3 nhóm đất chính:
Nhóm đất feralit ở miền đồi núi thấp, chiếm 65%, nghèo mùn, nhiếu sét. feralit màu đỏ vàng chứa nhiều Fe, Al -> bị đá ong hoá -> ko có giá trị về KT.
feralit hình thành trên đá badan, đá vôi: màu đỏ thẫm, đỏ vàng -> có giá trị trồng cây
CN.
Đất mùn núi cao, chiếm 11% diện tích đất, chứa nhiều mùn. Đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
=> Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam là do:
· Sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình, địa hình phía Nam thấp hơn và bằng phẳng hơn so với địa hình phía bắc, ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.
· Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa.
· Ảnh hưởng của gió mùa lên 2 miền Nam Bắc khác nhau
2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ở nước ta biểu hiện như thế nào? Sự phân bố dân cư như vậy gây ra khó khăn gì?
Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp, tài nguyên đang tiến dần tới giới hạn. Cụ thể: Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/km2 , đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km2.
Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, thiếu nhân lực để khai thác, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Bắc mật độ dân số là 69 người/km2. Tây Nguyên mật độ dân số là 89 người/km2.
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị: Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn, chiếm đến 73,1% (năm 2006), dân thành thị chỉ chiếm 26,9% (năm
2006). Như thế chứng tỏ quá trình đô thị hoá còn chậm. Hậu quả:
- Đối với các vùng đồng bằng và đô thị: Dân cư tập trung quá đông đâ gây sức ép lớn đối với việc giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo, ô nhiễm môi trường gai tăng, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y
tế, giáo dục, nhà ở, ….gặp nhiều khó khăn.
- Đối với các vùng trung du, miền núi, các vùng nông thôn : Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất rộng, …nhưng dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác.
Như vậy việc phân bố dân cư chưa hợp lí không những đã dẫn đến việc khai thác tài
nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng miền chưa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền .
Câu 2. (2,0 điểm )
1.
* Tình hình phát triển
+ Ngành du lịch nước ta ra đời năm 1960 khi Cty du Việt Nam thành lập 7-1960. Tuy nhiên địa lí nước ta mới phát triển mạnh từ 1990 đến nay nhờ có chính sách Đổi mới
Năm | 1991 | 2005 |
Khách nội địa (triệu lượt khách) | 1,5 | 16,0 |
Khách quốc tế (triệu lượt khách) | 0,3 | 3,5 |
Doanh thu từ du lịch (nghìn tỷ đồng) | 0,8 | 30,3 |
* Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta:
+ Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ (29 tỉnh-thành), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh), Nam
Trung Bộ và Nam Bộ (29 tỉnh - thành).
Tập trung ở 2 tam giác tăng trưởng du lịch: HN-HP-QN, tp.HCM-Nha Trang-Đà Lạt.
+ Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng
Tàu, Nha Trang…
2.
Nghề đánh bắt hải sản phát triển, làm ăn có hiệu quả, trước hết là trực tiếp phát triển kinh tế biển; đồng thời, qua đó tạo cơ sở quan trọng nâng cao sức mạnh và tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) trên biển.
Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ giúp nâng cao sản lượng và chất lượng hải sản của nước ta, cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cho ngành xuất khẩu hải sản, đồng thời cải thiện đời
sống và tăng nguồn vốn cho ngư dân. Ngoiaf ra, nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng thế trận QPTD trên biển. Sự có mặt thường xuyên, đông đảo của các đội tàu, của ngư dân trên các vùng biển xa, không chỉ nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên biển, mà còn góp phần quan trọng vào việc khẳng định chủ quyền và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an
ninh quốc gia trên biển. Sự phát triển lớn mạnh của các đội tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ sẽ là điều kiện thuận lợi để chúng ta nghiên cứu, xây dựng lực lượng dân quân biển, cả về tổ chức, số lượng và chất lượng.
Câu 3. (3,0 điểm )
1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển hăn nuội gia súc của Trung du và miền núi Bắc
Bộ.
Lợi thế,
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600
– 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chân nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng. Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005)
Hiện nay,
những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
Các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.
Do giải quyết tốt hơn lương thực ở người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng ; tổng đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước (năm 2005)
2. Vẽ biểu đồ
Đông Nam Bộ Đông bằng sông Cửu Long
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Nhận xét : Qua biểu đồ trên ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ qua các
năm có sự tăng trường nhanh và hơn rất nhiều so với sự phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long.
II. PHẦN RIÊNG PHẦN TỰ CHỌN ( 2,0 điểm )
Câu 4a. (2,0 điểm)
1. Tên các nhà máy điện có công suất trên 1.000 MW (0,5 đ):
-Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ
-Thủy điện: Hòa Bình
2. Nhận xét sự phân bố các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại: mang đặc tính của các nhà máy nhiệt điện miền Bắc phân bố ở mỏ than ( mỏ than Quảng Ninh ). Nhà máy nhiệt điện
Phú Mỹ : mang đặc tính của các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam thường phân bố gần mỏ dầu, khí ở thềm lục địa.
Câu 4b. (2,0 điểm)
1. Tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở duyên hải Nam trung bộ
Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong
2. Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở duyên hải Nam trung bộ
Cảng Đà Nẵng có vai trò là cửa ngõ chính cho giao thương hàng hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, được xác định là điểm cuối và là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước trên tuyến.
Cảng Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam, gồm có một khu bến cảng chính ở vịnh Dung Quất. Trong vùng đang đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong với tổng diện tích
750ha (gấp hơn 1,5 lần cảng công-ten-nơ Xin-ga-po hiện nay) với tổng chiều dài bến gần
12,6km, bao gồm 42 bến cảng, bảo đảm khả năng hơn 200 triệu tấn hàng hóa thông quan mỗi năm và tiếp nhận tàu công-ten-nơ có trọng tải đến 17.000TEU.
Khi hoàn thành cảng Vân Phong sẽ là điểm nhấn đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những đội tàu thuyền khai thác hải sản hùng hậu, mỗi năm ngư dân khai thác được hơn 600.000 tấn hải sản các loại, trong đó có nhiều hải sản mang lại giá trị kinh tế cao như: Cá ngừ đại dương, hải sâm, mực, tôm hùm, cua biển… Ngoài ra, với lợi thế có hệ thống đầm phá trải dài ở các tỉnh cũng như vùng bãi triều cửa sông, nghề nuôi trồng hải sản ở đây tương đối phát triển với sản lượng mỗi năm lên tới
130.000 tấn hải sản các loại.
Ngoài ra khu vực cảng biển còn là nơi thu hut một lượng lớn khách du lịch thăm quan biển đảo và các hoạt động văn hoá, nghỉ dưỡng biển. Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 chủ đề "Du lịch biển, đảo" với hơn 30 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô lớn diễn ra liên tục trong năm 2011 tại các tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Sản phẩm du lịch biển, đảo gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch.
Đăng nhận xét