Ads (728x90)

Thiết kế website và Marketing 20:01 A+ A- Print Email

GDVN- Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH đã công bố lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường và tỷ lệ “chọi” của các ngành đào tạo. Điều đáng báo động là nhiều ngành đào tạo có quá ít hồ sơ, thí sinh không phải “chọi” với ai.
Không “chọi” ai

Thống kê hồ sơ tuyển sinh của Trường ĐH Cần Thơ cho thấy, ngoài những ngành học có tỷ lệ “chọi” “khủng” như Kế toán (1/37), Kinh doanh thương mại 1/30,3… vẫn có những ngành học có tỷ lệ “chọi” rất thấp: Lâm sinh 1/0,1; Công nghệ thông tin 1/ 0,3; Sư phạm tiếng Pháp 1/0,7…
Tỷ lệ “chọi” là căn cứ giúp thí sinh hiểu rõ về trường, ngành mình sẽ dự thi.
Một loạt ngành đào tạo của ĐH Sư phạm TP.HCM nhận được số hồ sơ thấp như: Giáo dục quốc phòng – an ninh chỉ nhận được 12 hồ sơ trong tổng số 120 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 1/0,1); ngành Sư phạm Nga tỷ lệ chọi 1/0,9 (36/40); Sư phạm Pháp: 1/0,6 (36/60); Ngôn ngữ Nga: 1/0,5 (28/60); Ngôn ngữ Pháp: 1/0,7 (41/60); Ngôn ngữ Trung Quốc: 1/0,9 (108/120); Văn học: 1/0,6 (71/120); Quốc tế học: 1/0,8 (87/110).

Tương tự, nhiều ngành tại các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng cũng trong nguy cơ không tuyển đủ vì lượng hồ sơ nhận được quá ít. Ngành Ngôn ngữ Thái Lan của ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) chỉ nhận được 10 hồ sơ so với chỉ tiêu 35. Năm 2011, ĐH Đà Nẵng đã phải đóng cửa 2 ngành Kinh tế chính trị và

Thống kê tin học vì không tuyển sinh đủ thí sinh. Ông Trần Văn Nam – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết: “Năm nay, Bộ GDĐT không giới hạn thời gian và số nguyện vọng xét tuyển nên cơ hội tuyển đủ cho những ngành ít hồ sơ cao hơn các năm khác. Trường hy vọng sẽ lấp được chỗ trống ở các ngành này”.

Một số ngành Sư phạm của ĐH An Giang cũng có tỷ lệ “chọi” bằng 0 như Sư phạm sinh học 1/0,8; Sư phạm tin học 1/0,85; Sư phạm hóa học 1/0,87… Các ngành đào tạo này năm trước cũng bị rơi vào “nhóm nguy hiểm” khi không thể tuyển đủ thí sinh. Lãnh đạo trường này cho biết: “Nếu năm nay không tuyển đủ, các ngành này có nguy cơ phải đóng cửa”.

Đặc biệt, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chỉ nhận được khoảng 1.500 hồ sơ trong khi chỉ tiêu năm nay là 4.400. Như vậy, có thể chỉ cần đủ điểm sàn, thí sinh sẽ trúng tuyển vào các trường này mà không cần quan tâm đến tỷ lệ “chọi”.

Tỷ lệ “chọi” khối nông - lâm - ngư tăng

Khác với mọi năm, nông – lâm – ngư nghiệp được coi là khối ngành “hẩm hiu” trong tuyển sinh thì năm nay thí sinh đã quay trở lại với khối ngành này. Tỷ lệ chọi của ngành nông – lâm - ngư ở các trường vì thế tăng hơn mọi năm. Khối ngành này được xếp thứ 3 về tỷ lệ “chọi” cao sau ngành y – dược và kinh tế.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tư vấn tuyển sinh Bộ GDĐT tại TP.HCM: “Quay trở về với các nhóm ngành truyền thống là xu hướng đúng của thí sinh, điều đó chứng tỏ việc định hướng nghề nghiệp của thí sinh đã có trọng tâm và tầm nhìn”.

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội nhận được 50.000 hồ sơ, với chỉ tiêu là 5.000 sinh viên, tỷ lệ “chọi” của trường này đã tăng lên mức 1/10. Tương tự, Trường ĐH Lâm nghiệp cũng nhận được 11.000 hồ sơ, với chỉ tiêu là 1.600 sinh viên, tỷ lệ chọi 1/6,8. Ở một số trường ĐH khác có đào tạo nhóm ngành này, tỷ lệ “chọi” cũng tương đối cao: Ngành Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Cần Thơ là 1/26,3; Quản lý đất đai là 1/19,7, Công nghệ chế biến thủy sản là 1/19,4; Bảo vệ thực vật 1/13,3.

Tuy tỷ lệ “chọi” mới chỉ được xem là con số “ảo”, vì chỉ có điểm chuẩn vào trường mới quyết định chuyện “đỗ hay không đỗ” vào ĐH, CĐ nhưng nhiều chuyên gia giáo dục dự báo rằng: Năm 2012 sẽ có một mùa tuyển sinh “trường kỳ” và khá vất vả đối với nhiều trường ĐH, CĐ.

Đăng nhận xét